Hôm nay có tham dự một hoạt động online và mình đọc được câu hỏi này ở phần bình luận.


 Trước câu hỏi này, đã có 1 câu hỏi khác với nội dung đại loại là “Can you tell me about your mistake in your (gì đó không nhớ, hình như là in your research life)”. Không biết tiếng Anh bây giờ người ta có dùng cấu trúc “Can you tell me ….” nhiều không, chứ mình nhớ ngày xưa khi mình học tiếng Anh, cấu trúc câu cầu khiến mình được học là “Could you (please) tell me ….”. Nhưng bỏ qua phần tiếng Anh nha. Nói đến chuyện đặt câu hỏi. Diễn giả sau khi nghe được câu hỏi này đã trả lời như sau: “Thật ra không ai muốn nói về những sai lầm của mình, tôi cũng vậy. Nhưng bạn đã hỏi, thì tôi trả lời như sau. ……..” Và mình chợt nhận ra, hình như chúng ta rất hay hỏi về kinh nghiệm cá nhân của người khác. Ví dụ như kinh nghiệm thành công, kinh nghiệm thất bại … Chúng ta muốn học hỏi thêm từ họ. Nhưng theo như những gì mình cảm nhận được từ quá trình giao tiếp với người nước ngoài, thì những câu hỏi như sau sẽ nhận được sự giải đáp nhiệt tình hơn, so với những câu hỏi trực diện, và rất mang tính chất cá nhân như phía trên. – Đối với những người chưa có kinh nghiệm về phương diện (abc xyz) thì khi học PhD sẽ có thể gặp phải những khó khăn gì? (Thay cho câu hỏi “what was your lowest point during your PhD?”) – Em (hoặc các bạn trẻ, hoặc các nhà nghiên cứu trẻ) thường gặp các vấn đề về (…..). Vậy để hòa nhập với thế giới tốt hơn, điều em nên làm là gì? (Thay cho câu hỏi “How did you overcome it?”) Lúc này mình nghĩ đa phần người được hỏi sẽ nhiệt tình giải đáp thắc mắc của người hỏi. Vì: – Khi hỏi những câu này là bạn đã nhận thức được vấn đề với bản thân, và người được hỏi cũng biết điều đó. Họ thường không muốn trả lời những câu hỏi với nội dung mù mờ. Nó vừa phí thời gian, vừa không hiệu quả. Người hỏi còn chưa nhận thức được vấn đề của mình, thì người trả lời không biết phải nói sao để vào trọng tâm, không biết phải nói bao nhiêu cho đủ. – Những câu hỏi trên có nội dung tập trung vào bản thân bạn (người hỏi) và nó không gây áp lực cho người được hỏi. Bạn biết đấy, hầu hết những người có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài đều có ý thức về bảo vệ cuộc sống riêng tư rất cao. Họ không bao giờ muốn nói nhiều về cá nhân họ trước nhiều người. Đại loại là như vậy. Hiện giờ môi trường giao tiếp của chúng ta chuyển từ offline sang online. Đời sống ngôn ngữ của từng cá nhân, của cộng đồng nhỏ, cộng đồng lớn cũng rất đa dạng. Các quy chuẩn trong giao tiếp thường bị bỏ qua, vì cứ nghĩ “có ai biết mình là ai đâu”. Tuy không ai biết bạn là ai, nhưng chúng ta đều có văn hóa hành vi làm hệ quy chiếu. Vì vậy, việc Hỏi như thế nào cũng cần phải chau chuốt. HỎI SAO CHO ĐÚNG, Hỏi sao cho người ta muốn trả lời … quan trọng lắm đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *