Rất nhiều lần chúng ta hạ quyết tâm:

– Mỗi ngày dành 30 phút học tiếng Anh.

– Lướt tiktok facebook ít đi.

– Mỗi ngày đều phải đọc sách vào buổi tối.

Nhưng qua một thời gian, ta nhận ra các kế hoạch đều bị lãng quên: Tiếng Anh học buổi đực buổi cái, Tiktok với FB vẫn lướt đều đều, cứ rảnh là lướt ….Tại sao?????? Mình chưa đủ quyết tâm sao? Hay là mình kém cỏi???Lấy ví dụ về việc lướt FB hàng ngày nhé.

Đầu tiên, đây là một thói quen, là thứ ta có thể thực hiện mà không tốn công sức.

Và bộ não của chúng ta có bản chất là ”lười biếng”. Nó cố gắng chuyển càng nhiều hoạt động thành thói quen để tiết kiệm năng lượng. Cứ thử tưởng tượng buổi sáng thức dậy phải nghĩ xem đánh răng thế nào, súc miệng mấy lần, thì bộ não sẽ rất mệt mỏi. Vì vậy, nó biến hành động đánh răng thành thói quen, chúng ta không cần một chút tư duy nào cũng có thể hoàn thành nó. Tương tự như vậy, là thói quen, cứ hễ không phải làm gì thì chúng ta sẽ lướt FB.

Bản chất của thói quen là dai dẳng, khó thay đổi. Bởi vì khi chúng ta tiến hành lặp đi lặp lại nó hàng ngày, nó trở thành một mô típ thần kinh vừa mạnh vừa ổn định.

Và mô típ thần kinh này ổn định đến mức, ngay cả khi thói quen này dừng lại, bất cứ khi nào có tín hiệu kích thích thói quen đó thì khuôn mẫu này vẫn tiếp tục hoạt động.Ví dụ bạn đã cố gắng để không dùng điện thoại rồi, nhưng khi lũ bạn xung quanh đều lướt FB (tín hiệu kích thích), thì bạn tự dưng cũng sẽ lôi điện thoại ra lướt.Điều này cũng giải thích lí do rất nhiều người nghiện thuốc nghiên rượu không thể cai, vì trên tivi xuất hiện cảnh diễn viên uống rượu, vì bạn gọi điện rủ đi nhậu v.v… Tức là luôn luôn bị bao vây bởi các tín hiệu kích thích.

Bộ não con người đã tiến hoá để chúng ta tránh khỏi nguy hiểm. Nhưng khi nguy hiểm = thói quen thì ta vẫn vô thức bám vào thói quen.

Ví dụ: biết rõ dùng tiktok hoặc fb nhiều sẽ không tốt (nguy hiểm), nhưng do ta đã có thói quen dùng nó rồi, nên mặc dù biết rõ, ta vẫn vô thức bám vào thói quen, vẫn cứ tiếp tục dùng nó. Tương tự những ai vẫn tiếp tục hút thuốc, uống rượu mặc dù biết rõ sự nguy hiểm của nó.

Nếu chúng ta thay đổi thói quen, thì:

– Sự thay đổi đồng nghĩa với nỗ lực

Bộ não phải bỏ ra một nỗ lực vô cùng lớn để chống lại xu hướng bám vào quá khứ. Thay đổi khi đó rất khó khăn vì nó đòi hỏi năng lượng. Bộ não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng lại tiêu tốn một năng lượng khổng lồ là 20%, với tốc độ lớn gấp 10 lần các cơ bắp khác.

– Chi phí thay đổi rất đắt đỏ.

Chi phí để thay đổi thói quen bao gồm thời gian và năng lượng. Và nó rất đắt đỏ. Khi thay đổi thói quen sẽ khiến giảm năng suất lao động của chúng ta. Ví dụ chúng ta có thói quen dùng FB để lướt tin tức. Nhưng nếu cai FB, ta sẽ phải nghĩ cách khác để cập nhật tin tức, ví dụ: vào app báo mạng hoặc dùng mạng xã hội khác v.….. Bạn sẽ mất thời gian mở app, tìm tin tức v.v… Với những ai thích hóng drama thì lại càng mất thời gian và năng lượng hơn, vì không app nào khác cập nhật thông tin nhanh và đa dạng như FB.

Như vậy có nghĩa là: Để từ bỏ một thói quen, ta sẽ phải bỏ ra nhiều nỗ lực để vượt qua lối mòn thần kinh cũ, phải vượt qua nhiều chướng ngại vật, đồng nghĩa với sự khó nhọc.

Đó chính là quá trình bộ não bảo vệ thói quen, khiến mọi quyết tâm thay đổi thói quen xấu của chúng ta đều hầu như không thực hiện được.
————————————
Đọc đến đây chắc mọi người đều hiểu lí do tại sao hạ quyết tâm rất nhiều lần, nhưng vẫn không thể thay đổi bản thân rồi đúng không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *